Call: +84-978066686
E-mail: info@truonganplastic.vn / quangnd@truonganplastic.vn

Những cơ hội và rủi ro của ngành thép thế giới 2018

Thị trường thép thế giới đang hồi phục khá mạnh. Từ mức giá 300 USD/tấn hồi cuối năm 2015, giá thép cuộn cán nóng của Trung Quốc hiện đã lên 600 USD/tấn.


Kinh tế của các nước sản xuất và tiêu thụ thép đang trong điều kiện khá tốt. Kinh tế Nhật Bản tương đối ổn định, nhờ chi phí vốn tăng lên và các thị trường ô tô và máy công nghiệp vững mạnh, mặc dù vẫn còn lo ngại về hoạt động của ngành đóng tàu. Các nền kinh tế Ấn Độ và Đông nam Á tăng trưởng với tốc độ cao, được kỳ vọng sẽ tiếp tục dẫn dắt tăng trưởng nhu cầu thép toàn cầu.

Tuy nhiên, thị trường thép hiện đang đối mặt với 2 rủi ro lớn: Chính sách thương mại của Mỹ, và tình trạng dư thừa công suất sản xuất thép ở Trung Quốc vẫn còn tồn tại.

Ảnh hưởng từ việc Mỹ tăng thuế nhập khẩu thép

Hãng tin Nikkei dẫn lời Chủ tịch kiêm CEO của hãng thép JFE Steel (Nhật Bản), ông Koji Kakigi, cho biết, Mỹ nhập khẩu khoảng 35 triệu tấn thép mỗi năm, trong đó khoảng 65% đến từ các thị trường được miễn thuế mới, bao gồm Canada, Mexico và Hàn Quốc. Ngoài ra, nếu các hãng sản xuất ô tô và phụ tùng ô tô Mỹ có yêu cầu thì nhập khẩu những nguyên liệu thiết yếu đối với sản xuất của họ và không thể thay thế được bằng sản phẩm trong nước sẽ được miễn thuế. Các sản phẩm thép Nhật Bản chỉ chiếm 5% nhập khẩu thép vào Mỹ, mà nhiều sản phẩm trong đó là loại không thể thay thế, như các loại dây thép đặc biệt.

Thị trường thép toàn cầu hiện đạt 1,6 tỷ tấn, như vậy, tính theo khối lượng thì chính sách thương mại mới của Mỹ sẽ có ảnh hưởng không lớn. Mặt khác, nếu chủ nghĩa bảo hộ lan sang những nước khác thì nó có thể ảnh hưởng tới kinh tế toàn cầu. Chẳng hạn, Hàn Quốc có thể "thoát" gánh nặng thuế mới của Mỹ bằng viẹc tự nguyện đặt ra hạn ngạch đối với thép xuất khẩu sang Mỹ. Những "cam kết" song phương như vậy sẽ làm thay đổi các nguyên tắc của hệ thống tự do thương mại, và có thể có tác động lan truyền rất lớn, bất lợi cho chính nước Mỹ.

Xuất khẩu thép Trung Quốc có nguy cơ tăng trở lại

Năm 2014, khi nhu cầu trong nước bắt đầu yếu đi, Trung Quốc đã tăng xuất khẩu thép ra thị trường quốc tế, kết quả là khối lượng xuất khẩu tăng lên khoảng 100 triệu tấn vào năm 2015 và vẫn duy trì ở mức đó trong năm 2016 (trước đó, năm 2013, khối lượng xuất khẩu chỉ là 60 triệu tấn). Do đó, giá thép đã giảm mạnh, khiến các nhà sản xuất thép trên toàn cầu đều rơi vào cảnh thua lỗ.

Gần đây, để tái cơ cấu ngành thép, Bắc Kinh đã quyết định đóng cửa những cơ sở sản xuất thép bất hợp pháp (chất lượng thấp, làm từ phế liệu), kết quả đã giảm được 120 triệu tấn sản lượng/năm. Năm 2017, Bắc Kinh đã tăng cường chi tiêu cho các dịch vụ công để kích thích kinh tế, và xuất khẩu thép cùng năm giảm khoảng 30% so với năm trước.

Theo Chủ tịch Koji Kakigi của JFE Steel, về cơ bản thì tình trạng dư thừa công suất ở Trung Quốc vẫn chưa được giải quyết. Nếu xảy ra xung đột thương mại với Mỹ khiến nhu cầu trong nước (của Trung Quốc) yếu đi, Bắc Kinh có thể lại phải tìm tới giải pháp mở rộng xuất khẩu.

Còn về phía Mỹ, thị trường này có thể sẽ tốn kém hơn nếu chi phí sản xuất tăng do thuế mới. Như vậy, cuối cùng thì chính công dân Mỹ sẽ phải thanh toán chi phí thuế tăng do chính phủ của họ. Đói với ngành thép Mỹ cũng tương tự, các biện pháp hạn chế nhập khẩu cũng sẽ có tác động tiêu cực đối với sức cạnh tranh của các hãng sản xuất thép.

Triển vọng nhu cầu 2 năm tới tiếp tục tăng

Trong báo cáo mới đây nhất, Hiệp hội Thép thế giới (WorldSteel) cho biết, thị trường thép sau 2 năm biến động và suy giảm thì đã ổn định trở lại vào 2017, và dự báo nhu cầu thép toàn cầu sẽ tiếp tục tăng trong năm 2018 và 2019 trong bối cảnh tình hình kinh tế toàn cầu vẫn thuận lợi với niềm tin cao và đầu tư ở các nền kinh tế tiên tiến tiếp tục hồi phục mạnh.

Cụ thể, nhu cầu năm 2018 sẽ tăng 1,8% so với năm trước, lên 1,62 tỷ tấn, và năm 2019 sẽ tăng 0,7% lên 1,63 tỷ tấn.

Sản lượng thép toàn cầu năm 2017 đạt 1,69 tỷ tấn, là năm thứ 2 liên tiếp. Sản lượng năm 2018 dự báo sẽ tăng 4% (276,65 triệu tấn) so với năm 2017.

Theo WorldSteel, nhu cầu của các nước phát triển trong năm nay sẽ tăng 1,8%, nhưng sẽ giảm 1,1% vào năm 2019. Nếu áp lực lạm phát gia tăng và các nền kinh tế Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) thắt chặt hơn nữa chính sách tiền tệ, kinh tế nói chung và thị trường thép nói riêng ở những khu vực này có thể sẽ chịu tác động. 

Triển vọng nhu cầu thép ở Mỹ vẫn mạnh nhờ các yếu tố cơ bản (tiêu thụ và đầu tư mạnh, thu nhập tăng và lãi suất thấp). Nhu cầu của ngành chế tạo được hỗ trợ bởi đồng USD yếu và đầu tư kinh doanh tăng, sản xuất máy công nghiệp dự báo cũng sẽ được hưởng lợi nhờ đầu tư tăng, trong bối cảnh giá nhà tăng và giao dịch bất động sản tiếp tục khởi sắc. Tuy nhiên, WorldSteel cho rằng kế hoạch kích thích dành cho hạ tầng cơ sở ở Mỹ chưa chắc sẽ có tác động tới nhu cầu thép trong ngắn hạn. Ngoài ra, hoạt động của thị trường ô tô Mỹ và EU dự báo sẽ vẫn như hiện tại do "ảnh hưởng của sự bão hòa" và tỷ lệ lãi suất tăng dần.

Tại Trung Quốc, nước tiêu thụ thép lớn nhất thế giới, thị trường thép có thể sẽ có nhiều bất chắc. Năm 2018, Chính phủ đã tích cực thực hiện các biện pháp kích thích nhằm thúc đẩy hoạt động xây dựng, tuy nhiên đầu tư vẫn tiếp tục giảm sút, và nhu cầu thép tại đây chỉ tăng vừa phải. Dự báo GDP của Trung Quốc năm 2018 và 2019 sẽ tăng trưởng chậm hơn năm 2017, và chi phí xây dựng có thể cũng sẽ tăng chậm lại. Do đó, nh cầu thép năm 2018 của Trung Quốc dự báo sẽ vững so với năm 2017, và sau đó giảm 2% vào năm 2019 vì hoạt động xây dựng tiếp tục giảm.

Nhu cầu thép của các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển (không kể Trung Quốc) sẽ tăng 4,9% trong năm 2018 và 4,5% trong năm 2019.

Những cơ hội và rủi ro của ngành thép thế giới 2018 - Ảnh 1.

 

Vân Chi

Theo Trí thức trẻ/Tổng hợp từ Nikkei, WorldSteel


Chia sẻ bài viết: 


Bài viết khác:

Thu hồi tiền thuế đã hoàn nếu không XK hết hàng NK để sản xuất

34 hiệp hội ở Mỹ kêu gọi bỏ thuế nhôm, thép từ Mexico và Canada

Thị trường dầu thô đã thay đổi như thế nào trong hơn một tháng qua?

OPEC và đồng minh cảnh báo thị trường dầu có thể rơi vào trạng thái dư cung vào năm 2019

Mỹ bơm dầu vượt mặt Nga và Ả-rập Xê-út, OPEC phản ứng ra sao?

Triển vọng ngành khí thiên nhiên Việt Nam

Chính sách thuế với hàng hóa NK để tạo tài sản cố định của DN chế xuất

Vướng trong hoàn thuế đối với doanh nghiệp chế xuất thực hiện quyền XNK

Hoàn thuế GTGT với hàng hóa NK sản xuất XK

Xác định rõ vai trò của Hải quan trong quản lý phế liệu nhập khẩu

Chính sách thuế đối với DN nội địa NK hàng cho DN chế xuất xây dựng nhà xưởng

Thị trường ngày 28/9: Giá xăng dầu, gạo, cà phê tăng

Không được xét giảm giá trong tính trị giá hải quan nếu chưa hoàn thành NK cho toàn bộ hàng hóa

Chưa cấp phép qua một cửa, phế liệu nhập khẩu gặp khó khăn

Đã có phương án xử lý khi hệ thống chưa tiếp nhận chứng từ thuộc hồ sơ hải quan

Sửa nghị định về điều kiện kho bãi hướng đến mục tiêu hiện đại hóa

Bãi bỏ một số Thông tư liên quan đến thuế nhập khẩu

Tại sao giá thép cứ tăng, giá kim loại cơ bản cứ giảm?

Lấy mẫu giám định phế liệu là một hình thức kiểm tra thực tế của Hải quan

Tính tiền chậm nộp theo “Tờ khai cuối cùng”

Nguồn cung toàn cầu có dấu hiệu giảm, dầu thô tăng giá

Hướng dẫn thủ tục hàng quá cảnh theo Nghị định 59 và Thông tư 39

Hướng đi cho ngành nhựa tái chế

Thị trường ngày 28/8/2018: Giá dầu tăng, nguyên liệu thức ăn chăn nuôi giảm mạnh, thép đi xuống ngày thứ 4 liên tiếp

Dầu tăng 3 phiên liên tiếp trước lo ngại về nguồn cung tại Iran

Khẩn trương báo cáo tình hình nhập khẩu phế liệu

Hải quan kiểm soát hoạt động nhập khẩu phế liệu bằng thiết bị kiểm định hiện đại

Xuất khẩu sắt thép tăng mạnh trong 7 tháng đầu năm

Soi mức thuế khai báo hàng nhập khẩu có xuất xứ từ các nước không được hưởng ưu đãi

Nguy cơ thiếu hụt nguồn cung, dầu thô tăng giá

Arab Saudi dừng vận chuyển qua Biển Đỏ, dầu thô tăng giá ngày thứ ba liên tiếp

EU áp dụng biện pháp tự vệ với ba nhóm sản phẩm thép của Việt Nam

Lo ngại nguồn cung từ Mỹ giảm, dầu tăng giá

Chính sách thuế đối với hàng tiêu hủy, phế liệu, phế phẩm: Thực hiện theo quy định tại Nghị định 134/2016/NĐ-CP

Khó dự đoán giá thép không gỉ tại châu Á trong quý III/2018

Chậm chuyển tiền nộp thuế, ngân hàng sẽ bị phạt chậm nộp

Chiến tranh thương mại: Cả xuất, nhập khẩu của Việt Nam đều “chịu trận”

Lo ngại về nguồn cung ở Libya, Iran, Canada, dầu thô tăng giá

Những điểm đáng chú ý của kinh tế nửa đầu năm 2018

Giá xăng tăng liên tục: Áp thuế kịch trần, nguy cơ khó lường

Tiếp tục nâng cấp và mở rộng nộp thuế điện tử 24/7

Tăng thuế VAT: Cần có lộ trình cụ thể

Dự trữ tại Mỹ giảm, giá dầu đạt đỉnh kể từ tháng 11/2014

Trung Quốc dự tính gì với ngành thép trong giai đoạn 2016 - 2020?

Dầu WTI vọt gần 2% khi nguồn cung tại Mỹ giảm mạnh nhất từ tháng 1/2018

Thêm 3 thủ tục kiểm tra chất lượng thực hiện Cơ chế một cửa

Bảo vệ hàng trong nước trước “làn sóng” ngoại nhập

Đính chính một số lỗi kỹ thuật tại các Biểu thuế nhập khẩu

Gần 6,7 triệu tấn thép được bán ra trong 5 tháng, tăng trưởng 35%

Dự trữ tại Mỹ giảm bất ngờ, dầu thô tăng giá

Doanh nghiệp quan tâm đến thực hiện chính sách mới về hải quan

Lo ngại OPEC không tăng sản lượng, dầu thô tăng giá

Từ ngày 5/6, một loạt văn bản pháp luật về lĩnh vực hải quan có hiệu lực

Phát sinh vướng mắc về sản xuất xuất khẩu

Tổng cục Hải quan hướng dẫn về miễn, hoàn thuế đối với một số loại thuế XNK

Cần điều kiện gì để NK máy móc đã qua sử dụng?

Bộ TN&MT: Bãi bỏ, đơn giản hóa 100% thủ tục hành chính về kiểm tra chuyên ngành

Thép rục rịch tăng giá

Nhiều quy định về xuất xứ hàng hóa sẽ có trong thông tư mới của Bộ Tài chính

Vọt gần 3%, dầu lên đỉnh gần 3 năm rưỡi khi dự trữ tại Mỹ bất ngờ sụt giảm

Dầu lên cao nhất kể từ cuối năm 2014 khi căng thẳng tại Trung Đông leo thang

Giá thép xây dựng tăng cao, có thể lập kỉ lục mới

Thêm ưu đãi thuế Thu nhập cá nhân cho nhân lực trình độ cao

Infographics: Những thị trường XNK hàng hóa với Việt Nam năm 2017

Bán hàng thép xây dựng năm 2017 tăng mạnh

Gỡ vướng mắc về hoàn thuế

GIÁ DẦU TĂNG MẠNH, DẦN TIẾN TỚI NGƯỠNG 70 USD/ THÙNG

Mỹ có thể soán ngôi "vua dầu thô" năm 2018

Giá dầu tăng mạnh do tình hình bất ổn ở Iran

Đa dạng phương thức hỗ trợ pháp lý cho DN 2018

Tổng quan tình hình sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu thép 9 tháng 2017

Giá dầu tăng do căng thẳng giữa Iraq và người Kurd leo thang

Triển vọng giá dầu: Thị trường theo dõi tình hình khai thác dầu thô Mỹ

Tiện ích của Cổng thông tin tờ khai hải quan điện tử

Giá dầu sắp trở lại thời hoàng kim?

Nhu cầu thép của Trung Quốc dự báo tiếp tục tăng

Giá dầu tăng do kỳ vọng khả năng OPEC kéo dài thỏa thuận cắt giảm

Tiếp tục thể hiện sự minh bạch qua đo thời gian giải phóng hàng

Giá thép tăng cao kỷ lục

Các nhà máy thép Trung Quốc "chạy đua" tăng sản lượng do giá tăng mạnh

Đề nghị hãng tàu xử lý vướng mắc trong phối hợp giám sát

Giá dầu tăng do sản lượng khai thác của OPEC trong tháng 8 giảm

Quy trình biến rác thải thành quần áo, gạch lát đường ở Nhật

Nhật Bản áp thuế chống bán phá giá đối với vật liệu hóa học nhập khẩu từ Trung Quốc

Giá dầu tăng gần 3% sau khi cơn bão Harvey kết thúc

Giá thép trong nước đồng loạt vượt 12 triệu đồng/tấn

Giá dầu cuối tuần tăng

Giá dầu mất mốc 50 USD do sản lượng dầu thô OPEC bất ngờ tăng

Giá quặng sắt, thép tại Trung Quốc tăng

Tăng 4 phiên liên tiếp, dầu lên cao nhất kể từ cuối tháng 5/2017

Trực thăng tự động truy lùng hải tặc

Bộ Công Thương: Điện chưa tăng, xăng chưa giảm

Giá xăng thế giới hạ nhiệt

Nhập siêu giảm mạnh chưa hẳn đã vui